Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự – nơi dừng chân của rất nhiều khách du lịch vào mỗi dịp lễ hội mùa xuân đầu năm. Là ngôi chùa gần nghìn năm tuổi nổi tiếng với vẻ đẹp tựa chốn tiên cảnh giữa núi rừng bạt ngàn. Nếu bạn đang kiếm tìm cho mình một chốn bình yên để xoa dịu tâm hồn, quên đi những lo âu thì hãy đến với chùa để có những phút giây tĩnh lặng này.
Nếu bạn đang quan tâm tới những kinh nghiệm du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự trong 2 ngày 1 đêm thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nha!
Giới thiệu đôi nét về Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự là ngôi chùa linh thiêng thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Chùa được đánh giá có vị thế ngai vàng, lựng tựa vào núi, hai bên là tả thanh long và hữu bạch hổ vô cùng uy linh. Điểm nhấn thu hút du khách về chùa chiêm bái hàng năm đó là các hoạt động được tổ chức cho dịp lễ Tết với quang cảnh chợ quê được nhà chùa phục dựng vô cùng náo nhiệt. Bên cạnh đó là việc vãn cảnh trong tiết trời trong lành thoáng đãng và cùng đem về nhiều tấm ảnh ý nghĩa bên các góc check in thơ mộng của chùa.
Hướng dẫn đường đi tới Địa Tạng Phi Lai Tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có khoảng cách rất gần với thủ đô Hà Nội chỉ hơn 70km về phía Nam. Hiện nay có đường cao tốc cùng các đường quốc lộ được xây dựng rất thoáng mát và dễ đi nên có rất nhiều phương tiện khác nhau có thể tới đây được như: xe ô tô , xe máy, xe khách,…
– Xe ô tô: Là phương tiện phổ biến nhất khi trung chuyển tới nơi đây. Từ Nhà hát Lớn Hà Nội, bạn đi theo hướng ra Pháp Vân – Cầu Giẽ tới CT01 Hà Nội – Ninh Bình. Đến nút giao Liêm Tuyền bạn rẽ trái vào QL21A sau đó bạn rẽ phải tại Hà Tâm và tiếp tục đi vào cầu vượt Chằm Thị. Đến đây, bạn rẽ trái vào ĐT494 đến Liêm Sơn và đi thẳng đường là tới chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Với cung đường này, bạn sẽ đi với khoảng thời gian là 1 giờ 30 phút đồng hồ thôi nhé.
– Xe máy: Đi bằng xe máy thì sẽ mất 2 giờ đồng hồ để tới nơi, tốn nhiều thời gian hơn một chút so với ô tô. Tuy nhiên đi bằng xe máy lại là lựa chọn của rất nhiều du khách vì họ đam mê với phượt. Bạn có thể xuất phát tại trung tâm thành phố Hà Nội, đi theo hướng về Linh Đàm tới ngã tư rẽ trái vào QL1A hướng đi Hà Nam. Tới đây bạn sẽ lần lượt đi qua địa phận của huyện Phú Xuyên, Thường Tín – Hà Nội và tới Tp. Phủ Lý – Hà Nam. Sau đó đến ngã ba chùa Hưng Khánh rồi rẽ trái và đi thêm khoảng 2km nữa là đến chùa rồi.
– Xe khách: Bạn có thể dễ dàng bắt xe khách tuyến Hà Nội – Ninh Bình tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm hay Gia Lâm. Sau khi đi tới Phủ Lý – Hà Nam, bạn nhớ bảo bác tài cho xuống tại cây xăng Kim Cường và tiếp tục bắt taxi hoặc xe ôm đến với Địa Tạng Phi Lai Tự.
Trong suốt dọc đường đi, bạn có thể sử dụng Google Maps để theo dõi cung đường hoặc hỏi người dân địa phương ở đó để có thể đến du xuân đầu năm Địa Tạng Phi Lai Tự thuận tiện nhất nhé!
Du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm có gì hấp dẫn
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có không gian rất rộng, cho nên khi tới đây bạn sẽ không phải lo không có chỗ nào cho bạn dừng chân vui chơi. Tất cả các kiến trúc được xây dựng tại đây đều mang những nét đặc trưng riêng, tiêu biểu là các công trình và các hiện vật sau:
– Tháp Phổ Đồng: Nằm lặng lẽ trên đỉnh Phi Lai, được xây dựng vào thời Lý – Trần. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư góp công vào việc giữ gìn và phát triển chùa.
– Cổ vật từ triều Lý – Trần: Có rất nhiều cổ vật thời Lý – Trần được tìm thấy ngay tại chùa. Chủ yếu là gạch ngói được trang trí theo gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các hình tượng của thần chim Garuda cùng nhiều gốm sứ khác. Chính vì sự tồn tại của những cổ vật này, mà nơi đây được đánh giá là nơi rất thuận lợi để xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng.
– Tòa Tam Bảo: Đây là nơi thờ tự 42 vị tổ sư từng trụ trì tại chùa. Hiện nay tại tòa có 4 bức tượng chính đó là: tượng Bồ Tát Địa Tạng, tượng Đức Phật Thích Ca, tượng ngài A Nan và Ca Diếp. Khi tới đây, bạn hãy thành tâm dâng lễ và cầu mong sự bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình nhé.
Ngoài các công trình trên, chùa còn có cả khu nhà khách để đón tiếp du khách ngồi dừng nghỉ, thưởng trà và những các Phật tử tham gia khóa tu mùa hè. Khu giảng đường sẽ là nơi các tăng ni được nghe sư trụ trì giảng dạy. Bên cạnh đó chùa còn có một tòa điện nhỏ để thờ phụng Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền.
Trong hành trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm, bạn sẽ có dịp khám phá mảnh đất Hà Nam về đêm, cùng dạo chơi và vãn cảnh tại các địa danh nổi tiếng khác trong tỉnh. Sau đây sẽ là một số điểm đến nổi tiếng có thể kết hợp du lịch cùng chùa Địa Tạng Phi Lai Tự mà bạn không nên bỏ qua nhé:
– Chùa Bầu: Còn được gọi với tên khác là Thiên Bảo Tự, chùa nằm ngay trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Phủ Lý. Đây là ngôi chùa lớn nhất trên địa bàn thành phố Phủ Lý, nơi đây có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà hữu tình kết hợp hài hòa với một hồ nước trong xanh mang lại cho du khách cảm giác thật yên bình. Đến với chùa, ngoài hoạt động dâng lễ bạn còn có thể đem về cho mình những bức ảnh mang nét cổ kính pha lẫn nét hiện đại vô cùng cuốn hút.
– Làng nghề Trống Đọi Tam: Được tọa lạc dưới chân ngọn núi Đọi của tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nên làng có một vị vế và cảnh quan vô cùng đẹp. Là làng nghề có niên đại hơn 1000 năm, Đọi Tam là địa danh gây ấn tượng với nhiều du khách với những chiếc trống sấm lớn nhất của nước ta được sản xuất ở đây. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu các cách thức làm trống truyền thống, được nghe những nghệ nhân giới thiệu về trống vô cùng cuốn hút góp phần làm nên nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
– Chùa Bà Đanh: Tọa lạc tại thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng của tỉnh Hà Nam. Chùa là nơi thờ Tứ Pháp và tín ngưỡng Tứ Phủ – tín ngưỡng dân gian rất phổ biến ở nước ta. Du lịch tại chùa Bà Đanh, bạn sẽ được tham quan lối kiến trúc cổ truyền thống với nghệ thuật điêu khắc vô cùng đặc sắc. Nếu có dịp đặt chân tới mảnh đất Hà Nam thì nhất định bạn không nên bỏ lỡ địa điểm nổi tiếng với câu ca dao truyền miệng từ xa xưa: “ Vắng như chùa Bà Đanh”.
Ẩm thực – đặc sản tại Địa Tạng Phi Lai Tự có gì ngon?
Du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm bạn có thể thoải mái khám phá hết được sự hấp dẫn của nơi đây. Ngoài những điểm đến nổi tiếng mà nơi đây còn có nền ẩm thực đáng được du khách mong đợi. Có rất nhiều món ăn ngon, đặc sản mang nét truyền thống nhưng được du khách rất ưa chuộng như: rau sắng Ba Sao; quýt Lý Nhân, bánh đa Kiện Khê, chuối ngự Đại Hoàng;…Hiện nay những đặc sản này được bày bán nhiều ở các địa điểm du lịch của tỉnh, bạn có thể dễ dàng mua về làm quà cho gia đình và bạn bè của mình.
Lịch trình chi tiết du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm
Du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm là tour du lịch được rất nhiều du khách lựa chọn vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Với tour du lịch này, ngoài được tham quan tất cả các công trình, kiến trúc của Địa Tạng Phi Lai Tự, bạn còn có thể dừng chân tại nhiều điểm khác nhau của tỉnh Hà Nam hay kết hợp cùng các điểm du lịch của tỉnh Ninh Bình, Nam Định,…Sau đây sẽ là tour du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm xuất phát từ Hà Nội và tham quan các địa điểm hấp dẫn tại Ninh Bình.
– Ngày 1: Nhà hát Lớn Hà Nội – Địa Tạng Phi Lai Tự – chùa Tam Chúc.
+ Buổi sáng: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại Nhà hát Lớn Hà Nội khởi hành đi tới điểm đến đầu tiên trong hành trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm.
08h00: Quý khách tới Địa Tạng Phi Lai Tự – ngôi chùa được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống độc đáo nằm trên vị trí đắc địa của mảnh đất Hà Nam. Tại đây, quý khách sẽ vào dâng lễ tại chính điện. Sau đó quý khách tự do tham quan và check in trong khuôn viên của chùa.
+ Buổi trưa: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Ngọc Sơn, sau đó quý khách có thể nghỉ ngơi hoặc vui chơi quanh khuôn viên của nhà hàng.
+ Buổi chiều: Xe đưa quý khách tới chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn của Hà Nam”. Quý khách theo hướng dẫn viên vào mua vé thuyền tham quan. Sau khi được trải nghiệm không gian sông nước thơ mộng khi đi thuyền, quý khách sẽ đến với khu vực chính của chùa. Quý khách sẽ lần lượt tham quan các công trình như: Vườn Cột Kinh; Tam Điện; Chùa Ngọc;…
Sau khi trải nghiệm vãn cảnh tại Tam Chúc, xe sẽ đưa quý khách tới khách sạn để nhận phòng và nghỉ ngơi.
+ Buổi tối: Quý khách dùng bữa tối tại tầng 2 của khách sạn. Xong quý khách có thể vui chơi và khám phá Hà Nam về đêm bên các quán ăn vặt hay các hoạt động diễn ra xung quanh nơi đây nhé.
– Ngày 2: Vườn Quốc Gia Cúc Phương – Hà Nội.
+ Buổi sáng: Quý khách dậy sớm để chuẩn bị hành lý cá nhân và xuống trả phòng khách sạn. Sau đó quý khách sẽ tự do ăn sáng. Ăn sáng xong quý khách sẽ lên xe và tiếp tục với hành trình tại mảnh đất Ninh Bình.
Đến Vườn Quốc Gia Cúc Phương – nơi có những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi cùng những loại động thực vật sinh thái vô cùng đa dạng. Quý khách sẽ trải nghiệm khám phá tại các điểm dừng chân là vườn thực vật Cúc Phương; Động Người Xưa; Cây Chò ngàn năm tuổi;…
+ Buổi trưa: Quý khách trở về ăn trưa tại nhà hàng gần với Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
+ Buổi chiều: Quý khách lên xe trở về điểm xuất phát ban đầu tại Hà Nội. Trên đường trở về, xe sẽ dừng nghỉ và mua đặc sản Ninh Bình về làm quà cho người thân và bạn bè.
16h30: Quý khách về đến Nhà hát Lớn Hà Nội, bác tài và hướng dẫn viên chia tay quý khách tại đây, kết thúc hành trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự đầy kỷ niệm.
Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm du lịch, tham quan hấp dẫn khác liên quan đến lịch trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự đừng quên truy cập dulich.pro.vn/chua-dia-tang-phi-lai-tu nhé!
Những lưu ý khi tham quan Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm
Để có chuyến du lịch tới Địa Tạng Phi Lai Tự được trọn vẹn thì bạn nên bỏ túi một số tips nhỏ mà chúng tôi cung cấp dưới đây như sau:
– Địa Tạng Phi Lai Tự là 1 nơi tâm linh linh thiêng, nên khi tới đây bạn nên chú ý mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc váy quá ngắn. Nếu bạn trót mặc đồ quá ngắn thì có thể mượn khăn tại chùa nhé.
– Trong khuôn viên chùa có rất nhiều góc check in đẹp, bạn có thể rinh về rất nhiều tấm ảnh xinh đẹp tại đây, tuy nhiên khi chụp bạn nên chú ý lựa chọn những chỗ vắng người đi lại để tránh cản đường du khách vào lễ.
– Mâm lễ dâng lên Phật tại chùa phải là lễ chay, thanh tịnh, không quá cầu kỳ mà quan trọng là lòng thành tâm của bạn nhé.
– Khuôn viên của chùa có rất nhiều cây, hoa và những cây thảo dược do các sư thầy trong chùa chăm sóc. Nên bạn lưu ý đi đứng cẩn thận để tránh dẫm phải cây và cỏ nơi đây. Đặc biệt là không được ngắt bẻ cành cây, hoa lá nhé.
– Hàng ngày trong chùa, các vị tăng ni đều quét dọn chùa rất sạch sẽ, vì vậy khi tới đây bạn nên bỏ rác đúng nơi quy định và hạn chế túi nilon, chai nhựa sử dụng trong chùa.
Một năm cũ bộn bề đã đi qua, giờ là lúc mà mỗi người chúng ta bình tâm lại và đón chào một năm mới thật suôn sẻ. Hãy đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự để ước nguyện một năm thật may mắn, bình an cho bản thân và gia đình của mình nhé.